Chia sẻ các bước học đàn guitar cơ bản giúp bạn bổ sung thêm kiến thức và cách học guitar hiệu quả và tiến bộ hơn.
Hiện nay, viêc học đàn guitar khá
dễ dàng, bạn có thể học thầy, học bạn bè hay học các clip hướng dẫn
online, hay thậm chí có bạn sáng ý cũng có thể cố gắng mày mò từ sách
vỡ. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều bạn luyện tập không hiệu quả mặc dù
tiêu chí luyện tập thật nhiều được hoạch định ra khá rõ ràng.
Sau đây là 9 bước cơ bản giúp bạn bổ sung thêm kiến thức và cách học guitar hiệu quả hơn:
Bước 1 : Chăm chỉ luyện tập
Bạn
nên tập trung luyện tập với cường độ thời gian lớn, luyện tập liên tục
và không nên nghỉ giữa chừng. Bình thường nên bỏ ra khoảng 3h mỗi ngày
dành cho việc luyện tập và chỉ dành ra 1 phút để nghỉ để tăng độ dai sức
cho tay.
Bước 2 : Học vững lý thuyết cơ bản
Hãy
dành thời gian để đọc lại và bổ sung các kiến thức lý thuyết về guitar
nói riêng và kiến thức về âm nhạc nói chung. Điều này sẽ giúp bạn có sự
am hiểu và cập nhật hơn về lĩnh vực âm nhạc, nghệ thuật và tiến tới học
guitar một cách dễ dàng hơn
Bước 3 : Luyện tập kỹ thuật đàn
Hammer
on, pull off, bend, slide, sweep, shred, slide,vv, tất cả đều là những
kĩ thuật cần thiết cho một guitarist chuyên nghiệp. Hãy luyện kĩ thuật
hàng ngày, và dành nhiều thời gian luyện tập thành thạo từng kỹ thuật,
đừng nên dàn trải ra nhiều kỹ thuật như vậy việc luyện tập của bạn sẽ
không hiệu quả. Nên dành thời gian ôn lại các kỹ thuật đã từng luyện tập
để tránh việc bị quên
Bước 4: Chạy gam và thang âm
Hãy
chạy từ những gam đơn giản như trưởng, thứ, ngoài ra thì bạn có thể
chạy thêm những thang âm khác như ngũ cung hay thang âm dân ca.
Rất
nhiều người chơi không thích chạy gam hay thang âm mà thích đánh những
câu lick hay riff nổi tiếng hơn. Đó là một quan niệm sai lầm. Gam hay
thang âm không chỉ giúp bạn nhớ được những nốt cần đánh khi solo, những
hợp âm cần dùng khi đệm, mà nó còn giúp bạn tạo được cảm giác trên cần
đàn. Với những câu chạy ngón tốc độ cao, chạy gam sẽ giúp bạn lướt phím
tốt hơn rất nhiều.
Bước 5: Sử dụng Metronome khi tập
Metronome không chỉ cho bạn biết bạn chơi đúng tốc độ và tiết tấu hay không, nó còn tăng khả năng cảm nhịp và tốc độ của bạn. Nếu bạn đã quen với việc chơi với metronome, thì sau này khi đánh band bạn sẽ không gặp vất vả làm quen với nhịp trống nữa.
Bước 6: Cần biết mình thích gì
Hãy
chọn cho mình một thể loại nhạc và dành thời gian tập trung luyện tập
thể loại nhạc đó. Việc lựa chọn cho mình một thể loại nhạc riêng sẽ giúp
bạn mua cho mình cây đàn guitar và
các phụ kiện hỗ trợ tốt hơn. Bởi vì, khi ôm đồm quá nhiều thứ mà không
biết mình thích gì, không biết mình hợp thể loại nhạc nào, nhạc cổ điển,
nhạc hiện đại hay đệm hát…Điều này rất nguy hiểm vì như vậy việc luyện
tập của bạn bị lan man, không tập trung và không hiệu quả.
Bước 7: Tìm cho mình một thần tượng
Thần
tượng của bạn không cần phải là một người nổi tiếng mà chỉ đơn giản là
bậc thầy hay các đàn anh, bạn bè, người mà bạn thấy học chơi đàn rất
hay, hợp với phong cách của mình, chơi tốt hơn mình. Vì việc tìm riêng
cho mình một thần tượng sẽ giúp bạn có một mục tiêu phấn đấu, tạo cảm
hứng để bạn hăng say luyện tập.
Bước 8: Đừng tự ti và đừng bỏ cuộc
Không
nên tự ti về bản thân khi hiên tại mình luyện tập mất nhiều thời gian
mà vẫn chưa chơi tốt. Hãy đọc và áp dụng 7 bước trên, sốc lại tinh thần
và quyết tâm luyện tập. Phải nghĩ rằng nhất định bạn sẽ làm được.
Bước 9: Dũng cảm thể hiện mình
Hãy
tự tin thể hiện mình khi có cơ hội, đặc biệt khi có cơ hội được đứng
trên sân khấu, khi chơi đàn cùng với band nhạc hoặc jam…
Khi
đó bạn sẽ nhận ra những thiếu khuyết của mình để kịp thời bổ sung. Hãy
thể hiện phong cách chơi đàn của chính mình, thể hiện tốt được cảm xúc
của mình, thoải mái và hết mình nhé.
No comments:
Post a Comment