Monday, July 28, 2014

Tư vấn mua đàn piano cũ hay đàn piano mới

Hôm qua, tôi gặp hai khách hàng muốn hỏi mua Piano.
Một cô có người hàng xóm mua piano 3000 Đô la Mỹ:
Qua miêu tả, tôi thấy chiếc đàn đó chỉ khoảng hơn 1000 Đô. Cô ấy bảo nhà ấy hay nói phét để loè. Cô ấy muốn tìm hiểu, vì nếu cô ấy nhìn bề ngoài thì cũng chẳng biết tại sao cái đàn này 1000 Đô, cái kia 2,3,5 hay 7 nghìn Đô.
Có người bảo piano không có giá – tức là nói bao nhiêu cũng được.
Tôi bảo piano có giá; nó được đánh giá bởi các nhà chuyên môn.
Ở Nhật Bản, có nhiều Công ty cung cấp đàn piano cũ đã qua sữ dụng. Phần lớn trong họ là những công ty làm ăn nghiêm túc.
Họ có hiệp hội, họ đánh giá chất lượng đàn tương đối  bài bản và theo tiêu chí chung.
Bạn đi mua đàn là bạn muốn hướng con bạn vào một nhu cầu thưởng thức lành mạnh.
Tôi có quan điểm rằng: nếu ai đó bán phở nhưng không cho con họ ăn phở của họ bán thì các bạn đừng ăn phở đó.
Đôi lúc, khi đi ăn quen ở hàng phở nào đó, tôi cũng để ý xem gia đình họ có ăn không. Nếu họ không ăn thì tôi cũng nghi ngờ lắm (?), mặc dù vẫn ăn vì họ không ăn cũng có nhiều lý do chứ không đơn thuần như tôi nghĩ.
Tuy nhiên, tôi cũng nghi ngờ!
Con tôi tất nhiên là phải học đàn rồi. Nó làm nghề gì sau này cũng được, nhưng  phải biết chơi đàn.
Âm nhạc có thể làm tâm hồn thăng hoa.
Cũng như phần lớn các ông bố bà mẹ khác, đứa con là tất cả những gì tôi có; tôi có thể làm nhiều việc vì nó. Khi có người đến mua đàn, tôi luôn muốn nói những khó khăn cha mẹ sẽ gặp phải khi cho con đi học đàn. Tôi thường bảo:
“Nếu anh/chị có thể đưa con anh/chị mỗi tuần một lần đến trường, ngồi đợi 50 phút cho nó học xong rồi đưa nó về nhà trong vòng 3 năm thì tôi phong cho anh chị là anh hùng. Riêng công lao đó cũng quá xứng đáng để con cái  anh/chị biết chơi tàm tạm một loại nhạc cụ”.
Tôi yêu trẻ con vì trẻ con là xã hội tương lai. Người lớn chẳng qua chỉ là những đứa trẻ lớn lên mà thôi. 

 


Có người khách muốn mua đàn của tôi. Tôi muốn sau khi mua xong, anh ấy mang cháu đến Cơ sở Đào tạo của chúng tôi để tôi có thể tiếp tục gặp người khách đó và anh ta có thể nói cho tôi những khiếm khuyết nếu cây đàn anh ta mua gặp phải, để tôi có thể gặp cháu bé xem nó có gặp khó khăn gì khi học nhạc hay không…
Tôi mở Trung tâm Đào tạo không phải vì lợi nhuận trước mắt vì học phí học trung bình hiện nay là 125 đến 150.000đ/tiết – chi phí giáo viên khoảng 100.000đ đến 125.000đ.
Vậy, chi phí còn lại khoảng 25.000đ/một giờ dạy thì khả năng lỗ nhiều hơn lãi.
Tuy nhiên, nếu trong vòng vài năm, các cháu biết chơi đàn tàm tạm, khách hàng của chúng tôi không mua đàn rồi  phải bán đi, họ nói tốt về chúng tôi cho bạn bè  thì đó chính là nguồn lợi trực tiếp.
Trở lại việc mua đàn ?
Vấn đề hay gặp phải là đàn piano hay bị tịt nốt khi thời tiết ẩm,  gây khó chịu cho người chơi.
Các khớp chuyển động của đàn được lót bằng dạ. Dạ gặp thời tiết ẩm thì trương lên, nén vào khớp làm khớp không chuyển động.
Theo tôi, đàn  bị tịt không phải là đàn hỏng.
Tôi thấy nhiều đàn Yamaha mới tinh, mua rất đắt tiền, dùng được vài năm trong điều kiện khí hậu Việt nam cũng bị tịt do ẩm.
Tuy nhiên, có đàn nhậy cảm với độ ẩm nhiều, có đàn ít. Theo tôi, phần dạ của đàn Piano Yamaha ít nhạy cảm , ít hút nước, ít bị tịt hơn so với các thương hiệu đàn Nhật khác.
Phím và  máy đàn YAMAHA thường đều hơn.
Nói chung, tôi thấy piano YAMAHA  tốt.
Cũng có một số thương hiệu liên kết cùng YAMAHA như Kaiser, Miki, Eterna. Máy đàn của những thương hiệu này của chính hãng YAMAHA, chất lượng đàn hầu như không kém gì đàn Yamaha.
Sản phẩm đầu tiên của piano YAMAHA từ năm 1900.
YAMAHA là thương hiệu làm đàn lớn, uy tín ở Nhật.
Sau YAMAHA, KAWAI cũng là thương hiệu lớn và nổi tiếng ở Nhật.
Đàn Kawai tốt, nhưng theo kinh nghiệm cá nhân, tôi thấy Kawai nhạy cảm với  độ ẩm hơn Yamaha.
 
Sưu tầm

No comments:

Post a Comment